TheìsaogạoTháiliêntụctăngcòngạoViệtvẫnbấtđộbet 88o cập nhật từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần qua đã tăng 13 USD so với tuần trước, lên mức 578 USD/tấn. Đáng nói, dù tăng liên tục, gạo Thái Lan vẫn thấp hơn gạo Việt Nam 75 USD.
Vì sao gạo Thái tăng giá?
Báo chí Thái Lan đưa tin, ngày 14.11, Chính phủ nước này đã phê duyệt gói ngân sách bổ sung trị giá 56 tỉ baht để cung cấp các biện pháp hỗ trợ ngành hàng lúa gạo. Nâng tổng chi tiêu của nhà nước để hỗ trợ gạo trong mùa thu hoạch 2023/24 lên 111 tỉ baht.
Vì thế ngay sau ngày 17.11 hoặc 20.11, thông qua Ngân hàng Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) có thể bắt đầu thanh toán cho nông dân đủ điều kiện các khoản vay ưu đãi nhằm trì hoãn việc bán lúa có độ ẩm 25% trong thời gian 5 tháng. Bên cạnh đó là khoản vay cho các hợp tác xã nông nghiệp để can thiệp vào tình hình khó khăn của thị trường lúa gạo cho đến khi giá trở nên thuận lợi hơn.
Các nhà chức trách Thái Lan ước tính chương trình này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho 4,68 triệu hộ gia đình, giúp nước này tạm trữ khoảng 3 triệu tấn gạo.
Một thông tin đáng chú ý khác, Bộ Thương mại Thái Lan ước tính: Sản lượng lúa trong niên vụ 2023/24 là 32 triệu tấn, trong đó lúa từ vụ chính đạt 25,6 triệu tấn, giảm 6% so với vụ trước và tổng sản lượng lúa từ vụ phụ (trái vụ) đạt 6,78 triệu tấn giảm đến 12% so với vụ cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ thương mại Thái Lan, năm 2023 có thể xuất khẩu khoảng 8,5 triệu tấn gạo, tăng 0,5 triệu tấn so với dự kiến từ đầu năm. Trong năm 2024, lượng gạo xuất khẩu có thể giảm về mức 7,5 triệu tấn do Ấn Độ có khả năng nới lỏng các lệnh hạn chế xuất khẩu.
Gạo Việt liệu có tăng thêm?
Gạo Thái tăng liên tục nên kỳ vọng gạo Việt tăng giá là điều dễ hiểu. Nhưng theo nhiều doanh nghiệp, điều này khó xảy ra vì giá gạo của Việt Nam đã ở mức quá cao. Nếu có tăng thì cũng là giá "ảo" vì thực chất không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể vì chúng ta không còn gạo để xuất. Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo trong 10 tháng qua.
Hiện tại, ngay cả gạo 25% tấm của Việt Nam cũng ở mức rất cao, lên tới 643 USD/tấn, cao hơn gạo 5% tấm của Thái Lan đến 65 USD và cao hơn gạo 25% tấm của Thái là 108 USD.
Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho biết: Với giá lúa bình quân ngoài thị trường là 9.100 - 9.200 đồng/kg thì giá gạo 5% tấm xuất khẩu hiện tại phải trên 700 USD/tấn rồi; giá của VFA cung cấp chỉ có tính tham khảo, chứ bán giá đó thì doanh nghiệp cầm chắc lỗ vốn trừ khi có nguồn dự trữ. Giá gạo quá cao khiến Việt Nam khó xuất khẩu và khách hàng tìm đến các nguồn cung khác. Chính vì vậy, về cơ bản giá khó có thể tăng thêm vì nó không thực tế.
Trong tháng 10.2023 Việt Nam đã xuất 635.000 tấn gạo trị giá gần 407 triệu USD. Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Philippines, Indonesia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Malaysia và Trung Quốc.
Theo The Jakarta Postcủa Indonesia, dẫn nguồn từ Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas): Vụ thu hoạch lúa đầu tiên thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 nhưng năm nay thời điểm thu hoạch sớm nhất cũng phải đến tháng 5, trễ đến 2 tháng so với thông thường. Nguyên nhân do El Nino gây hạn hán kéo dài trên toàn quốc. "Có thể dẫn đến giá gạo tăng do nguồn cung sẽ căng thẳng trong quý đầu tiên của năm tới", ông Arief Prasetyo Adi, người đứng đầu Bapanas được báo chí dẫn lời.
Bapanas đã chỉ đạo Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) đảm bảo dự trữ gạo duy trì trên 1 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu trong nước. Bulog hiện có 1,4 triệu tấn gạo dự trữ và được phép nhập khẩu 1,5 triệu tấn.
Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2024 Nigeria sẽ trở thành một trong những nước mua gạo lớn nhất thế giới với sản lượng dự kiến đến 2,1 triệu tấn. Ngoài ra, một quốc gia châu Phi khác là Burkina Faso cũng sẽ tăng nhập khẩu đáng kể với số lượng lên tới trên 500.000 tấn.