Soạn Văn 11

TAY NỆN BÚA, TAI NGHE TIẾNG ĐỒNG…Đến Huế, h châu

【châu】Những nghệ nhân cuối cùng: Tuyệt kỹ nghề gò pháp khí xứ Huế

TAY NỆN BÚA,ữngnghệnhâncuốicùngTuyệtkỹnghềgòphápkhíxứHuếchâu TAI NGHE TIẾNG ĐỒNG…

Đến Huế, hỏi mua đồ đồng ở đâu, chắc chắn bạn sẽ nhận ngay câu trả lời đến phường Đúc - địa phương có truyền thống khoảng 400 năm trong nghề đúc đồng. Nhưng ít ai biết rằng đây cũng từng là nơi "dụng võ", có thời điểm huy hoàng của nghề gò đồng. Và nay, càng ít người biết đến nghề này bởi những vật dụng bằng đồng từ nghề gò dần lui vào quá vãng.

Những nghệ nhân cuối cùng: Tuyệt kỹ nghề gò pháp khí xứ Huế  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thành Công thành danh với nghề gò đồng suốt mấy chục năm qua

HOÀNG SƠN

Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm thấy căn nhà của ông Nguyễn Thành Công nằm trên một ngọn đồi nhỏ, sâu trong con hẻm trên đường Bùi Thị Xuân (thuộc phường Đúc, TP.Huế). Ông chính là nghệ nhân cuối cùng tại phường Đúc còn theo nghề gò đồng, chuyên làm pháp khí.

Trong căn bếp khá rộng cũng là nơi đặt xưởng chế tác gia công, ông Công miệt mài gò những tấm đồng thành những chiếc tang để kịp giao cho một ngôi chùa tại Huế. Ông trò chuyện qua tiếng búa chan chát: "Người Huế không xa lạ chiếc tang này. Cùng với linh, nó trở thành những pháp khí không thể thiếu của những người tu hành đạo Phật. Nó cũng là vật quan trọng trong cúng bái, thực hiện nghi lễ tín ngưỡng dân gian". Dù kỹ thuật đúc đồng ngày càng tiến bộ nhưng nhiều người vẫn tìm đến đặt ông Công chế tác tang và linh không chỉ bởi ông là người cuối cùng theo nghề, mà chính thương hiệu gò đồng ông đã xây dựng mấy mươi năm qua.

Để gò nên một chiếc tang, linh đòi hỏi người thợ gò ngoài đôi tay dẻo dai, khéo léo cần có một đôi tai thẩm âm thật tốt. Tốt đến mức không chờ đến khi có được chiếc tang thành phẩm rồi gõ để nghe, mà đó là cả quá trình cảm âm ngay cả khi đang gò miếng đồng. Khi ông Công lấy chiếc dùi tre gõ lên chiếc tang đã hoàn thiện, từ miếng đồng tròn như hình một chiếc nắp tôi nghe phát ra âm thanh vừa trong, đanh giòn lại vừa vang vọng.

Những nghệ nhân cuối cùng: Tuyệt kỹ nghề gò pháp khí xứ Huế  - Ảnh 2.

Chiếc linh bằng đồng vừa được ông Nguyễn Thành Công chế tác xong

HOÀNG SƠN

"Để có được âm thanh này, người thợ gò phải có đe thép, nhiều chiếc búa đạt chuẩn. Và quan trọng nhất là "bẻ" cho ra được âm thanh này trong cách đệm đều từng nhát búa. Búa đóng xuống mặt đồng phải đúng nơi, đúng mặt. Vừa đóng búa vừa nghe âm thanh, đến một mức nào đó chuẩn thì dừng búa. Bởi nếu mặt ngoài chiếc tang chỉ mấp mô một ly thì không cho ra âm thanh thiền vị được. Khó nhất là làm sao để mặt giữa tang thì dày mà xung quanh thì mỏng, để khi đánh mặt tang mới rung lên, tạo âm thanh như ý muốn…", ông Công nói.

TRUYỀN NHÂN CUỐI CÙNG

Không phải ngẫu nhiên mà ngôi nhà của nghệ nhân Nguyễn Thành Công trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người mua pháp khí. Để thuyết phục được khách hàng, nhất là các nhà sư, người thực hành tín ngưỡng dân gian lớn tuổi…, mỗi chiếc tang ông chế tác ra phải đẹp về hình thức, hay về âm thanh, đặc biệt có thứ âm thanh thiền vị chỉ xuất hiện ở chốn linh thiêng. Dù không phải là người tu hành nhưng nhờ đôi tai trời phú và một tinh thần tĩnh lặng mà suốt mấy mươi năm làm nghề gò đồng, những chiếc tang do ông chế tác được nhiều người yêu thích.

"Muốn làm cái tang phải lựa đồng cho đẹp. Đầu tiên là ra đồng hình tròn rồi đập thô, sửa đi sửa lại bằng cách dùng búa đập để đồng "tan" đều. Tiếp đó, thợ trui phần vành cho "chín" rồi sửa lại lần nữa. Sau đó đem miếng đồng nung qua lửa rồi trui cho đồng cứng lại. Tiếp tục mài nhẵn, đều ở các mặt để làm sao lấy âm cho chiếc tang thiệt đẹp. Tui làm thủ công, có thể ngoại hình khác nhau nhưng âm thanh thì "mười cái như chục", ông Công dí dỏm. Phần quan trọng nhất là mặt tang đã xong, tiếp đến là chiếc cán đỡ. Để thẩm mỹ, mỗi cán, ông Công đều gò đồng cách điệu thành một cây trúc nhỏ. Để gõ tang thật kêu, ông cũng chế tác luôn chiếc dùi bằng một thanh tre với những bí quyết đặc biệt.

Một pháp khí khác đó là chiếc linh (có hình dáng như chiếc chuông úp với cán gắn bên trên) cũng được ông Công chế tác bằng đồng với nhiều công đoạn còn phức tạp hơn so với gò tang bởi trên đó còn có chữ Vạn được "chạm lộng". "Chiếc linh đòi hỏi đồng phải dày đúng 2 mm mới cho tiếng kêu chuẩn. Nếu mỏng hơn thì tiếng linh như tiếng chuông kẹo kéo ngày xưa mà thôi", ông cho hay. Ngoài chế tác tang, linh, ông còn là người thường xuyên nhận sửa chữa những chiếc cồng, thanh la, chấp lệnh… bị "câm" hoặc lệch âm. Bàn tay ông đã hồi sinh không biết bao nhạc cụ bằng đồng có tuổi đời hàng chục năm ở nhiều nơi trên cả nước.

Ông Công bảo có thể gọi gò đồng là nghề gia truyền của gia đình ông. Từ xưa, ông nội ông vốn xuất thân từ làng đúc Đại Bái (Bắc Ninh) khi đến Huế đã nhanh chóng thành danh với nghề gò đồng. Đến đời cha của ông, cái tên Thái "gò" cũng nổi tiếng ở TP.Đà Nẵng. Sau đó, cha mẹ ông về phường Đúc định cư, ông Công lớn lên ở "cái nôi" đúc đồng trứ danh xứ Huế nên thừa hưởng được những kỹ nghệ mà không phải ai cũng có. "Cũng như cha và ông nội, tui cũng gò tốt những vật dụng, như bộ bình hoa, đèn đồng trên bàn thờ gia tiên, mâm đồng, nồi đồng, hộp quả… Nhưng rồi đời sống hiện đại đã đẩy nghề vào cảnh mà muốn tồn tại thì phải chọn con đường gò pháp khí", ông Công trải lòng.

Hỏi nghề này có ai theo học không, ông bảo có con trai nhưng nay đã theo nghề khác. "Có ai học nữa đâu mà truyền? Tui già yếu, khi mất đi thì nghề cũng "theo" tui luôn…", ông Công thở dài.(còn tiếp)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap