Tăng liều,útthuốcláđiệntửcôgáiphảinhậpviệnvìrốiloạntâmthầvăn tả con vật lớp 4 ngắn gọn nhất phụ thuộc thuốc lá điện tử
Tọa đàm truyền thông về sức khỏe và thuốc lá điện tử được Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức chiều nay 21.8.
Tại tọa đàm, các bác sĩ thông tin, đang điều trị cho nữ bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc lá điện tử. Bệnh nhân là nữ, 27 tuổi, đã tốt nghiệp đại học, thường livestream bán hàng và sử dụng thuốc lá khoảng 8 năm nay.
Ban đầu bệnh nhân chỉ dùng khi chơi cùng các bạn, do tò mò nên chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử, mức độ tăng dần. Từ khoảng 3 - 4 ngày hết 1 pod chill (tạm dịch là ống tinh dầu), sau đó tăng lên khoảng 2 - 3 ngày hết 1 pod chill. Hơn 1 năm trở lại đây, sau khi chia tay bạn trai, bệnh nhân cảm thấy căng thẳng và sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên hơn.
Bệnh nhân sử dụng thuốc lá điện tử hàng ngày, số lượng nhiều, mỗi ngày hết khoảng 1 pod chill vì cảm thấy rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử giúp mình có thể thoải mái hơn, cơ thể dễ thư giãn, tăng sự tập trung và dễ đi vào giấc ngủ.
Gia đình đã ngăn cấm bệnh nhân dùng thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, khi không dùng bệnh nhân cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó ngủ, khó tập trung, dễ cáu gắt và tiếp tục đặt mua trên mạng, nhiều lần đặt mua giữa đêm và bắt đầu cảm thấy bản thân không thể làm chủ được việc hút thuốc lá điện tử, dùng ngày càng nhiều hơn.
Vài tháng trở lại đây bệnh nhân thường xuyên hút thuốc lá điện tử liên tục cả ngày, mỗi ngày dùng 2 - 3 pod chill và luôn trong trạng thái mơ màng, đờ đẫn, mệt mỏi.
Bệnh nhân bỏ bữa, có các hành vi không phù hợp như đặt ship đồ trên mạng vô cớ nhưng không dùng rồi vứt đi. Bệnh nhân hay nhốt mình trong phòng, chỉ nằm hút thuốc lá điện tử.
Có lúc gia đình thấy bệnh nhân nói các câu không liên quan, vẻ mặt đờ đẫn, lướt điện thoại trong vô thức, mọi người xung quanh có gọi hỏi bệnh nhân cũng không để ý hoặc trả lời rất chậm.
Cảnh báo chứa chất gây độc sức khỏe và ma túy
Bác sĩ điều trị cho hay, bệnh nhân vào viện do có các hành vi bất thường, hút thuốc lá điện tử quá nhiều, biểu hiện khoảng 1 năm nay.
Qua hỏi bệnh và thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có hội chứng nghiện thuốc lá, cảm xúc hành vi rối loạn (cảm xúc không ổn định, dễ cáu gắt), rối loạn giấc ngủ, giảm hoạt động làm việc, giảm hoạt động thể chất, chỉ nằm tại giường hút thuốc lá điện tử nhiều; hành vi tác phong rối loạn, ăn, ngủ kém, giảm tập trung chú ý.
Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc lá.
Tại bệnh viện, sau đợt điều trị hóa dược, hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, cảm xúc hành vi phù hợp, tư duy phù hợp, hết cảm giác bồn chồn, bứt rứt và hết cảm giác thèm thuốc lá và ăn, ngủ tốt.
Theo TS - BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Sử dụng chất và y học hành vi (Viện Sức khỏe Tâm thần), thuốc lá điện tử chủ yếu chứa nicotine và một số ít các chất khác trong buồng đệm chứa dịch (glycerin, propylene, các chất dẫn), hiện chưa có nhiều nghiên cứu theo dõi dài hạn.
Thuốc lá điện tử gây tác hại trực tiếp đến người dùng do hít phải hơi. Đáng lưu ý, nicotine có khả năng gây phụ thuộc về mặt tâm thần; glycerine có thể gây viêm phổi...
Theo bác sĩ Hà, thuốc lá điện tử có các chất dẫn khác nhau tùy theo từng hãng, trong đó có thể chứa formaldehyde, acetaldehyde là các chất có khả năng gây ung thư và có thể có các chất khác do chưa được kiểm duyệt, chưa có quy định nên thường được bổ sung sai cách vào buồng đệm chứa dịch. Đó là nguyên nhân chính đến việc gây độc hoặc lạm dụng phối hợp các chất ma túy khác, tinh dầu cần sa...
"Thuốc lá điện tử có thể bị sử dụng sai cách gây độc hoặc gây lạm dụng nhiều chất phối hợp", bác sĩ Hà lưu ý.