Chững cân là tình trạng mà dù vẫn đang duy trì chế độ ăn thâm hụt calo và tập luyện thường xuyên nhưng cơ thể không thể giảm cân thêm được nữa,ảmcânTạisaovàikgmỡcuốicùnglạirấtkhógiảnắm tay thậm chí ngay cả khi phần bụng vẫn còn nhiều mỡ. Hiện tượng này là rào cản thực sự với những người đang cố gắng ăn tập để có được vóc dáng và cân nặng mơ nước, theo trang tin The Conversation(Úc).
Trên thực tế, chững cân là một cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể. Khi chúng ta điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm lượng calo và tăng cường vận động thể chất thì lượng calo thâm hụt sẽ rất lớn. Nhờ đó mà cân nặng và lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ giảm đi.
Người giảm cân thành công sẽ rất vui nhưng cơ thể sinh học không phản ứng theo cách như vậy. Vì cân nặng đang sụt giảm nên cơ thể sẽ phản ứng như thể đang có mối nguy cơ nào đó từ tự nhiên, chẳng hạn như khan hiếm thức ăn, và kích hoạt phản ứng sinh lý để bảo vệ.
Phản ứng này sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất để cơ thể ít tiêu hao calo hơn, đồng thời kích thích hoóc môn đói ghrelin để gây cảm giác thèm ăn và tăng cường dự trữ mỡ thừa. Cơ chế này giúp tăng khả năng sinh tồn và sống sót trong tự nhiên nhưng với người giảm cân thì khiến tốc độ giảm cân chậm lại, rồi dần dần sẽ chững loại hoàn toàn.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy chững cân có thể bắt đầu từ 3 đến 6 tháng sau khi giảm cân. Với những người giảm một lượng lớn cân nặng, chẳng hạn vài chục kg, thì chững cân sẽ xuất hiện muộn hơn. Tuy nhiên, đến khi còn khoảng 5 kg mỡ thừa cuối cùng thì họ sẽ không thể giảm hơn được nữa.
Khi gặp hiện tượng chững cân, mọi người nên cần có một số điều chỉnh. Trước tiên, họ cần xem xét lại mục tiêu cân nặng. Không phải cứ cân nặng tiếp tục giảm là tốt. Nếu không thể giảm cân được nữa thì cách tốt là tăng khối lượng cơ, đồng thời giảm khối lượng mỡ thừa. Cân nặng có thể không thay đổi nhưng tỷ lệ mỡ và cơ sẽ thay đổi.
Quản lý căng thẳng cũng rất quan trọng vì căng thẳng sẽ làm tăng nồng độ cortisol của cơ thể, từ đó kích thích tích trữ mỡ thừa và gây cảm giác thèm ăn, theo The Conversation.